Kem Bà Vân Trị Bệnh Nỗi Mề Đay

Bệnh Nổi Mề Đay Là Gì ?

Mề đay là một dạng phát ban do dị ứng. Mề đay có thể nổi một phần hoặc toàn thân và rất ngứa. Mề đay có thể nhẹ và tự hết khi ngưng tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, khi dị ứng lặp lại, phát ban toàn thân có thể nặng và kèm theo các triệu chứng khác như khò khè khó thở, thậm chí là sốc phản vệ.

Nổi Mề Đay Có Lây Không ?

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y Dược TPHCM), bệnh mề đay không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh chỉ có thể tái phát nhiều lần chứ không thể lây từ người này sang người khác.

Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa

Theo bác sĩ Nghĩa, tình trạng nổi mề đay thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

● Do dị ứng thức ăn: Bệnh có thể xuất hiện vì cơ thể dị ứng với thành phần của một số loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu phộng….

● Do dị ứng thuốc: Một số người bị nổi mề đay do mẫn cảm với một số thành phần thuốc như aspirin, thuốc kháng sinh, ibuprofen…

● Do côn trùng cắn: Nguyên nhân nổi mề đay có thể do lọc độc của côn trùng (ong, nhện, rết…) có thể là tác nhân mà ít ai ngờ.

● Do dị ứng với hóa mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm không rõ thành phần và nguồn gốc, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên… làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay mẩn ngứa.

● Do di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh thì tỷ lệ thế hệ sau bị bệnh thường cao gấp 2 lần so với người bình thường.

● Nguyên nhân nổi mề đay do bệnh lý: Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, cryoglobulinemia…. Gây ra sự rối loạn trong nội tiết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả chữa bệnh

Triệu chứng nổi mề đay cơ bản

● Nổi ban đỏ hoặc trắng ở trên mặt, thân, tay hoặc chân

● Các loại ban khác nhau về kích thước và hình dạng

● Ngứa

Những triệu chứng trên tái phát thường xuyên và không thể lường trước được, đôi khi trong vòng vài tháng hoặc vài năm.

Nổi Mề Đay Ở Chân
Nổi Mề Đay Ở Chân

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bệnh nổi mề đay:

  • Không thuyên giảm trong vòng 48 giờ
  • Trở nặng
  • Mề đay gây đau đớn
  • Làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày
  • Xuất hiện cùng với các triệu chứng khác
  • Không đáp ứng với phương pháp điều trị.

Bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu:

  • Cảm thấy choáng váng
  • Cảm thấy tức ngực hoặc khó thở
  • Cảm thấy khô lưỡi và sưng họng.

Các cách chữa nổi mề đay phổ biến

Điều trị bằng Thuốc Tây

Cách chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng thuốc Tây tuân thủ theo nguyên tắc dứt điểm triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Có 2 loại thuốc thường xuyên được chỉ định là:

● Thuốc bôi ngoài da:

–  Menthol 1% hoặc dung dịch thuốc Calamine để thoa lên vùng da cần điều trị nổi mề đay nhằm giảm tình trạng mẩn ngứa sưng đỏ.

– Dung dịch Calamine bôi trực tiếp lên vùng da xuất hiện triệu chứng, sử dụng 3 – 4 lần/ngày để giảm ngứa và bong tróc.

– Các loại kháng sinh chữa mề đay (Cream synalar-neomycin, Creamcelestoderm-neomycin) dạng thuốc mỡ bôi lên vị trí sưng đỏ hoặc mụn nước giúp kháng khuẩn, chống lây lan.

● Thuốc trị nổi mề đay kháng histamin:

– Loratadine (Claritine).

– Acrivastine (Semprex).

– Astemizole (Hismanal).

– Cetirizine (zyrtec).

Người bệnh uống theo chỉ định của bác sĩ nhằm mục đích hạn chế tình trạng sưng đỏ, nóng rát tại vùng da bị bệnh.

Chữa nổi mề đay bằng Thuốc Nam

Khi sử dụng thuốc Nam để điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ một số quy tắc: vệ sinh da sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết và hạn chế gãi tránh nhiễm trùng. Một số bài thuốc trị bệnh mề đay mẩn ngứa theo dân gian được thực hiện như sau:

● Lá khế: Người bệnh dùng lá khế rửa sạch, sắc uống hoặc nấu lấy nước tắm hàng ngày. Sau một thời gian, vị trí sưng đỏ, cảm giác ngứa ngáy sẽ thuyên giảm.

● Gừng: Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi. Thêm giấm, đường phèn, nước đun ở lửa nhỏ, tới khi cô đặc lại còn ½ bát nước thì bắc ra. Chắt lấy nước cốt và uống ngay khi còn ấm để chữa bệnh mề đay hiệu quả.

● Kinh giới: Sử dụng 1 nắm lá kinh giới vò nát và bôi lên vùng da bị ngứa sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng nhanh chóng.

Chữa nổi mề đay bằng Kem Đa Năng Bà Vân

Kem Boi Da Nang Ba Van
Kem Boi Da Nang Ba Van

Kem Bôi Da Đa Năng Bà Vân là được bào chế từ công thức Đông Y Gia Truyền,thành phần Thảo Dược Đông Y Bà Vân lành tính chuyên điều trị các bệnh ngoài da.

♠ Hoàng Bá: 20( mg ).

♠ Khổ Sâm: 15( mg ).

♠ Đơn Đỏ: 12( mg ).

♠ Hoàng Đằng: 12( mg ).

♠ Hoàng Liên: 8( mg ).

♠ Các thành phần gia truyền khác.

Bài viết liên quan
Gọi Điện
Đặt Hàng
Facebook
Zalo